Bệnh giang mai

Xoắn khuẩn Treponema pallidum được biết đến là tác nhân gây bệnh giang mai – là một bệnh xã hội nguy hiểm. Đối tượng mắc bệnh thường tập trung ở độ tuổi từ 15 – 49 và đang có xu hướng phát triển mạnh trở lại trong những năm gần đây. Những nghiên cứu của Phòng khám đa khoa quốc tế HCM cho thấy, có khoảng 3.3% dân số đã từng mắc bệnh giang mai. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh so với nữ giới vào khoảng 4:1. Những điều cần biết về benh giang mai được nêu ra trong bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào từ đó có hướng khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản.

trieu-chung-benh-giang-mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Thủ phạm chính gây ra bệnh giang mai đó là xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Xoắn khuẩn có hình dạng như chiếc lò xo có từ 6-10 vòng xoắn (6-15µ), đường kính của mỗi xoắn không quá 0,5µ . Chúng sinh sản theo lối phân chia 33h/1 lần. Do vậy, bệnh lây lan rất nhanh khó có thể kiểm soát.

Có đến 90% bệnh nhân mắc bệnh giang mai lây bệnh qua quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ nhiều bạn tình,…Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua niêm mạc vết thương hở,…

Triệu chứng, biểu hiện bệnh giang mai

1. Bệnh giang mai giai đoạn 1:

-Xuất hiện sau 3 – 90 ngày, tính từ khi có sự tiếp xúc không an toàn với người bệnh

-Triệu chứng: Xuất hiện săng giang mai: nông, hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn, có màu đỏ, không gây ngứa, không gây đau, không có mủ.

bieu-hien-benh-giang-mai

2. Bệnh giang mai giai đoạn 2

– Bắt đầu sau khi giai đoạn 1 kết thúc từ 4-10 tuần

-Xuất hiện những nốt ban đối xứng có màu hồng, ấn vào mất đi, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy.

-Xuất hiện mảng sẩn từ nhỏ cho tới lớn.

-Đối tượng mắc bệnh nhưng nghiện rượu thì niêm mạc da có thể xuất hiện các sẩn mủ.

3. Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

– Xuất hiện sau 3-15 năm, tính từ khi giai đoạn 1 xuất hiện.

-Triệu chứng: Có 3 triệu chứng điển hình là: Giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%), củ giang mai (15%).

4. Bệnh giang mai giai đoạn 3

– Xuất hiện sau từ vài năm đến vài chục năm

– Triệu chứng: Đột quỵ, thần kinh, bại liệt; mù lòa, điếc,…

Cách điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi nếu được chữa trị sớm, trước khi có biến chứng. Điều trị giang mai bao gồm:

+ Chẩn đoán: lâm sàng (dựa vào thời kỳ ủ bệnh, các biểu hiện lâm sàng, các đặc tính của hạch), xét nghiệm máu, chẩn đoán phân biệt.

+ Điều trị: chủ yếu l sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được tuân thủ một số nguyên tắc và cần được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa mới có tác dụng tối ưu diệt xoắn khuẩn giang mai. Do đó, thuốc kháng sinh điều trị giang mai sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, liều lượng, cách thức tùy theo từng thời kỳ và trạng thái của bệnh nhân cụ thể.

Thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh giang mai, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, ở Sài Gòn bạn có thể tới phòng khám đa khoa quốc tế HCM để chữa trị hay gọi điện đến số 01658851111 để được tư vấn miễn phí nhé.